Cầm một ly cà phê đang bốc hơi ngụm một miếng là một hành động khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại rất ít người hiểu sâu về nguồn gốc của loại thức uống này. Nó không chỉ mang nguồn gốc lịch sử sâu xa mà còn mang một ý nghĩa xã hội cực kì sâu sắc.

Có rất nhiều câu chuyện nhắc đến nguồn gốc của cà phê, câu chuyện về cà phê đầu tiên được bắt đầu từ tu viện Chehodet ở Yemen, một tu sĩ tên là Kadi ở đó đã phát hiện ra khi một người chăn cừu có những con cừu rất hiếu động, những con cừu chạy nhảy suốt ngày mà không ăn uống gì, sau đó người ta đã phát hiện ra nó đã ăn một loại quả mọng và về sau người chăn cừu này đã tạo ra nước uống từ loại quả này, nhờ uống nước của loại quả này mà anh có thể cầu nguyện được lâu hơn mà không buồn ngủ, tu sĩ thấy lạ nên đã hỏi anh và sau này cà phê đã trở thành một thức uống phổ biến.

Trong phân loại thực vật học của nhà sinh học Thụy Điển tên là Carl Linneo, cà phê thuộc họ Rubiacee, trong 4500 cây thuộc họ đó thì đã có đến 60 loại cà phê. Mà trong 60 loại cà phê đó chỉ có 25 loại là được sử dụng phổ biến trên thị trường nhưng nổi bật nhất vẫn là 4 dòng cà phê chính mà hẳn ai cũng biết đó là: Arabica, Robusta, Liberica và Excela.

Được biết đến ít hơn đó là truyền thuyết về Mohamet, một ngày khi nhà tiên tri cảm thấy rất buồn chán và thánh Grabiel đã đưa cho ông một lọ thuốc độc để ông được về với thánh Alah, nước uống đó có màu đen thẫm như màu của những viên đá ở Mecca, khi uống xong thì ông kêu lên “Qahwa”, nhưng khi uống xong ông không thấy mình về với Alah mà ông cảm thấy như mình có một sức lực dồi dào và từ đó ông tiếp tục công việc truyền đạo của mình.

Theo tiếng Ả Râp thì “Qahwa” có nghĩa là thức uống được tạo ra từ nước của hạt quả. Cà phê được xem như loại thức uống kích thích mạnh giống như rượu vậy, và ngoài ra nó còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh.

Sau đó từ “Qahwa” được người Thổ Nhĩ Kì đọc là “Kahve” và đây là ý nghĩa thực của chữ “cà phê” trên thế giới hiện nay. Có người lại giải thích cách khác theo địa lý là vùng Ethiopia có một khu vực mà cây cà phê mọc dại có tên là caffa, nên lấy tên đó đặt tên cho loại thức uống này.

Cũng như những cây công nghiệp khác thì cà phê cũng có một lịch sử gắn liền với sự giao thương giữa các nước, với chiến tranh và cả chế độ đô hộ các nước của thực dân phương tây đối với các nước thuộc địa. Nó nổi tiếng được trồng rộng rãi ở các nước Châu Mỹ La Tinh như Braxin, Châu Á như Việt Nam, Lào, Indonexia…

Cà phê không chỉ mang nguồn gốc lịch sử sâu xa mà còn mang một ý nghĩa xã hội cực kì sâu sắc.

CÀ PHÊ Ở PHƯƠNG TÂY

Xuất hiện ở phương Tây vào nửa sau thế kỉ 17, nó được đánh dấu bằng công bố trục xuất người Thổ Nhĩ Kì ra khỏi thành phố Viên – Áo, sau khi trục xuất họ phát hiện ra trong hành lý mang theo của người Thổ Nhĩ Kì có những túi hạt màu đen thẫm mà trước đó chưa ai từng thấy và cũng chưa ai từng biết cách sử dụng. Ông Kolschizky, một người phần Lan sống cùng với người Thổ Nhĩ Kì từ lâu đã biết sử dụng những hạt cà phê đó để mở một cửa tiệm nhỏ phục vụ loại nước uống có màu đen và có vị đắng (cà phê) cho cư dân thành Vien. Lúc đầu loại thức uống này không được ưa thích nhưng ông không từ bỏ mà ông đã nghĩ ra cách trộn cà phê với mật ong, sữa tươi và tạo ra loại nước uống mới đây là loại Capuchino mà ngày nay sử dụng phổ biến, với thành công này một loại cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được tạo ra với cái tên rất hay “blue bottle” , đó là bước khởi đầu để cho sự phát triển mạnh mẽ của cà phê trên thế giới sau này.

“Lúc đầu loại thức uống này không được ưa thích nhưng ông không từ bỏ mà ông đã nghĩ ra cách trộn cà phê với mật ong, sữa tươi và tạo ra loại nước uống mới đây là loại Capuchino mà ngày nay sử dụng phổ biến”

CÀ PHÊ Ở PHÁP DƯỚI THỜI NAPOLEON

Ở Pháp cà phê được biết đến vào năm 1644 bởi một số thương nhân ở Marsellie, các quán cà phê dọc theo bờ biển để phục vụ cho các thương nhân và thủy thủ, chủ yếu đến đây để giải trí và tổ chức các cuộc buôn bán sang các nước khác. Nhưng một số khác lại lợi dụng vào việc cà phê là chất kích thích, họ tuyên truyền rằng cà phê có thể gây liệt dương và là kẻ thù của tình yêu. Hội đồng của Marseille đã tuyên bố cà phê là thức uống độc hại đến sức khỏe, tuyên bố đóng cửa và hạn chế các tiệm cà phê hoạt động, tuy nhiên bị dân chúng phản đối dữ dội. Mãi đến sau này khi cà phê được sử dụng trong cung điện của vua Luis XIV thì các quán cà phê mới bắt đầu hoạt động mạnh mẽ trở lại, cà phê đã được vua Luis XIV yêu thích, thậm chí ông còn sử dụng cà phê như là một thức uống chính để tiếp khách. Và dần dần nó đã trở thành mốt của các nhà quý tộc thời đó, xung quanh các rạp hát, quán cà phê mọc lên nhiều như nấm. Sau này cà phê trở thành thức uống phổ biến của  nghệ sỹ và thực sự nở rộ vào thế kỷ XVIII với nhiều áng văn ca tụng.

CÀ PHÊ Ở ANH

Nước Anh được biết đến như là xứ sở của trà, nhưng cà phê cũng xuất hiện ở nước Anh từ rất sớm. Vào giữa thế kỉ XVII, năm 1652 một chủ hiệu tạp hóa tên là Daniel Eduard trở về sau chuyến du lịch sang phương đông và ông đã giới thiệu cho bạn bè ông loại thức uống này. Theo ông sau đó là các nhà trí thức đã lập ra câu lạc bộ tài chính đểvừa thưởng thức thức uống lạ miệng đó, vừa thảo luận với nhau về văn chương, nghệ thuật, chính trị. Nhận thức được giá trị của cà phê, một vài người đã đem cà phê tới London và phổ biến đến mọi người. Cũng chính Daniel là người đầu tiên mở tiệm cà phê đầu tiên có tên là “Michael’s alley”, 25 năm sau nó đã trở nên phổ biến với 300 điểm trên toàn quốc.

CÀ PHÊ Ở MỸ

Được biết đến vào năm 1670, do du nhập những thói quen của cư dân châu âu, tuy không lan rộng nhanh như các nước khác nhưng cà phê ở Mỹ cũng có những bước phát triển nhất định, phát triển mạnh vào nửa sau thế kỉ.

NGÔN NGỮ…”CÀ PHÊ”

Ả RẬP : QAHWA

 NA UY : KAFE’

 BENGAL : KOPHI

 HÀ LAN :CAFE’

 MIẾN ĐIỆN : GRA-PI

 BA TƯ : GHAHVE

 ĐAN MẠCH : KA FE’

 BA LAN : KAWARNIA

 CAMPUCHIA : GA FE’

 BỒ ĐÀO NHA : CAFE’

 QUẢNG ĐÔNG : GAFE

 RUMANI : CAFENEA

PHÁP : CAFE’

 PHILIPPIN : KAPE’

 NHẬT : KOHI

 ẤN ĐỘ : KAAPI

 HI LẠP : KAFENION

 ĐỨC : KAFFEE

 HINDI : KAAFII

 THÁI : GAHFAA

 

TRUNG QUỐC : KAFEI

 NGA : KO’FIE

 SRILANKA : KOPI

 CROATIA : KAFA

 HÀN QUỐC : KOPI

 SLOVAKIA : KAVARNA

 DO THÁI : BAIT HAHVA

 TÂY BAN NHA : CAFE’

 BA LAN : KAFEJO

 THỤY ĐIỂN : KAFFE

 PHẦN LAN : KAHVI

 ĐÔNG PHI : MKAAWA

INDONEXIA : KEDAI COPI

 THỔ NHĨ KÌ : HAHVE

 ANH : COFFEE

 HUNGARI : KAVE’

 LÀO : GAHFEH

 MALAYXIA : KOPI

 TRUNG VÀ ĐÔNG ÂU : KAVEHOIS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.